ĐIỂM DANH 3 LOẠI KHĂN CHUYÊN DỤNG MỌI KHÁCH SẠN/ RESORT ĐỀU CẦN TRANG BỊ

Là nhân viên khách sạn, bạn chắc chắn sẽ đoán ngay được đó là những loại khăn nào đúng không? Khăn tắm, khăn mặt và khăn tay. Tuy nhiên, liệu bạn có biết được quy định kích thước và yêu cầu của từng loại khăn như thế nào? Công dụng của chúng ra sao? Làm sao để lựa chọn khăn khách sạn chuẩn nhất? Cần lưu ý gì khi sử dụng và giặt – bảo quản khăn để khăn luôn trắng sáng?… Bài viết dưới đây của khanspa.com.vn sẽ giúp bạn trả lời những thắc mắc trên.

điểm danh 3 loại khăn chuyên dụng mọi khách sạn/ resort đều cần trang bị
Bạn đã biết những loại khăn chuyên dụng nào mọi khách sạn/ resort đều cần trang bị?

Chi tiết thông tin về 3 loại khăn không thể thiếu trong khách sạn/ resort

– Khăn tắm

điểm danh 3 loại khăn chuyên dụng mọi khách sạn/ resort đều cần trang bị

  • Kích thước: 700 x 1.200mm và 800 x 1.400mm là 2 kích cỡ khăn tắm được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
  • Công dụng: sử dụng trong phòng tắm, tại hồ bơi của mọi khách sạn/ resort và được khách lưu trú dùng lau khô người sau khi tắm.
  • Yêu cầu: phải đảm bảo độ êm ái, sạch, không mùi và thấm hút tốt.

– Khăn mặt

điểm danh 3 loại khăn chuyên dụng mọi khách sạn/ resort đều cần trang bị

  • Kích thước: 400 x 750mm và 400 x 800mm là 2 kích cỡ khăn tắm được sử dụng phổ biến nhất hiện nay – kích thước của khăn mặt chuyên dụng trong khách sạn thường lớn hơn khăn mặt thường sử dụng tại nhà.
  • Công dụng: đúng như tên gọi của nó, chiếc khăn này được khách lưu trú dùng để lau mặt – ngoài ra, nó có thể được khách dùng quấn đầu khi tắm.
  • Yêu cầu: khăn phải đảm bảo độ êm ái, sạch, không mùi và thấm hút tốt

– Khăn tay

điểm danh 3 loại khăn chuyên dụng mọi khách sạn/ resort đều cần trang bị

  • Kích thước: 320 x 320mm và 340 x 340mm là 2 kích cỡ khăn tay được sử dụng phổ biến nhất hiện nay
  • Công dụng: khăn được đặt trong phòng nghỉ riêng của khách, khu vực WC sảnh khách sạn hay trong phòng nhân viên và được dùng để lau khô tay.
  • Yêu cầu: khăn phải đảm bảo độ êm ái, sạch, không mùi và thấm hút tốt.

Như vậy, bên cạnh những yếu tố quan trọng như không gian, dịch vụ, thái độ phục vụ hay trang thiết bị, vật dụng; sự hiện diện của 3 loại khăn chuyên dụng này tuy nhỏ bé nhưng lại có vai trò không nhỏ trong quyết định sự hài lòng của khách lưu trú về chất lượng phục vụ của khách sạn/ resort. Có thể bạn chưa biết nhưng không ít khách hàng phàn nàn và không quay lại khách sạn/ resort đó chỉ vì không hài lòng về những chiếc khăn.

Nguyên tắc lựa chọn khăn khách sạn chuẩn nhất

Những chiếc khăn khách sạn được coi là đạt chuẩn chất lượng để phục vụ khách hàng cần đạt được các tiêu chí sau:

  • Chất liệu mềm mại, êm ái, độ thấm hút tốt. Tốt nhất hãy dùng những loại khăn được làm bằng 100% cotton vì giá thành hợp lý nhưng chất lượng lại rất tốt.
  • Trọng lượng khăn nhẹ không chỉ giúp khách dễ dàng và tiện lợi hơn khi sử dụng khăn mà còn giúp việc vệ sinh, giặt tẩy khăn của nhân viên ít tốn thời gian và công sức hơn. Mẹo để chọn được loại khăn có trọng lượng nhẹ là hãy xem chỉ số GMS (chỉ số lượng grams/ 1m2) được ghi trên mỗi chiếc khăn. Theo đó, những chiếc khăn có chỉ số GMS từ 300 đến 400 là khăn mỏng; từ 400 đến 500 là khăn có độ dày trung bình; trên 500 là khăn dày.
  • Kích thước khăn: mỗi khách sạn sẽ lựa chọn khăn có kích thước mong muốn; tuy nhiên phải đảm bảo phù hợp với nhu cầu sử dụng và đối tượng khách hàng của khách sạn đó. Chẳng hạn, nếu khách hàng chủ yếu là người nước ngoài thì nên chọn loại khăn có kích thước lớn một chút để tương thích với chiều cao và các số đo trên cơ thể họ.
  • Kiểu dáng và màu sắc: thường các khách sạn sẽ sử dụng loại khăn màu trắng, một số ít khác sử dụng loại khăn đơn sắc (tức khăn chỉ có 1 màu). Tuy nhiên, việc lựa chọn cần phù hợp, hài hòa với không gian nội thất chung của khách sạn (màu nền gạch, màu tường, màu của các vật dụng khác) và đảm bảo mang lại tâm trạng tốt cho khách. Ví dụ, nếu nền nhà, tường của phòng tắm có màu trung tính thì có thể chọn khăn có màu nổi một chút như màu xanh, màu hồng…
  • Kiểu dệt khăn: đây là yếu tố ảnh hướng đến sự mềm mại và êm ái của khăn. Những chiếc khăn có kiểu dệt được lặp lại nhiều vòng sẽ có độ hấp thụ tốt hơn; trong khi nếu kiểu dệt dạng xoắn sẽ bền hơn; khăn dệt sợi đôi sẽ tránh co rút, dày, mềm mại và thấm hút cực tốt, đặc biệt không bị thô ráp sau khi giặt…

 

điểm danh 3 loại khăn chuyên dụng mọi khách sạn/ resort đều cần trang bị
Mỗi khách sạn sẽ có tiêu chuẩn lựa chọn khăn khác nhau phù hợp nhưng cần đảm bảo đáp ứng các tiêu chí về chất lượng

Một số lưu ý khi sử dụng, giặt, bảo quản khăn

Để khăn giữ được chất lượng, độ bền và tuổi thọ cao, trong quá trình sử dụng, giặt và bảo quản, nhân viên khách sạn cần lưu ý một số nguyên tắc sau:

  • Tuân thủ đúng quy trình giặt là theo quy định của khách sạn
  • Chỉ dùng một nửa lượng bột giặt khuyên dùng ghi trên nhãn hướng dẫn giặt là của khăn để duy trì độ mềm mại.
  • Không giặt chung khăn với các vật dụng có chất liệu vải khác nhau
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng các hóa chất giặt là có tính tẩy rửa cao
  • Không quá lạm dụng các chất lỏng làm mềm khăn vì sẽ làm giảm khả năng thấm hút
  • Nên giặt khăn ngay sau mỗi lần sử dụng
  • Phơi khăn ở nơi khô ráo, có ánh nắng mặt trời nhưng không quá gay gắt, không để khăn bị ẩm mốc, có mùi
  • Bảo quản khăn đúng nơi quy định, đảm bảo không gian thoáng, sạch, không ẩm mốc.
  • Với những khách sạn quy mô có số lượng khăn lớn, cần trang bị thêm tủ hấp khăn chuyên dụng nhằm tiệt trùng, diệt khuẩn hoàn toàn các tế bào nấm mốc, vi khuẩn, vi trùng có bám trên khăn, đảm bảo khăn sạch, an toàn cho người sử dụng.
  • Định kỳ khoảng 3 tháng nên thay mới khăn một lần để đảm bảo khăn luôn sạch, mới và vệ sinh.

 

điểm danh 3 loại khăn chuyên dụng mọi khách sạn/ resort đều cần trang bị

Bài viết liên quan